Phân tích bài thơ Thương Vợ hay nhất

 Các bài mẫu phân tích bài thơ Thương Vợ của tác giả Tú Xương dưới đây chắc chắn sẽ là tài liệu cần thiết cho các em học sinh lớp 11 chuẩn bị cho các kì thi sắp tới. Hôm nay Top 10 Branding sẽ tổng hợp Top 15 bài phân tích bài thơ Thương Vợ của Tràn Tế Xương hay nhất. Hãy cùng cúng tôi tìm hiểu nhé!

Phân tích Thương Vợ

Tú Xương được mệnh danh là nhà thơ trào phúng bậc thầy trong nền thơ văn Việt Nam. Ngoài những vần thơ sắc nhọn, lấy tiếng cười làm vũ khí chế giễu, đả kích sâu cay bộ mặt xấu xa, đồi bại của xã hội thực dân, ông còn là một nhà thơ trữ tình, chất chứa biết bao nỗi niềm về tình người và tình đời sâu nặng. Trong đó, bài thơ “Thương vợ” là bài thơ cảm động nhất trong kho tàng những bài thơ trữ tình của Tú Xương. Bài thơ chứa chan tất cả tình thương yêu nồng nà của nhà thơ đối với người vợ tần tảo, chịu khó.

Mở đầu bài thơ là hai câu đề, tác giả đã hé lộ phần nào hoàn cảnh gia đình và công việc nặng nhọc của người vợ

Quanh năm buôn bán ở mom sông

Nuôi đủ năm con với một chồng

Nhà thơ dùng từ “quanh năm” tức là làm việc liên tục, không trừ ngày nào, hết năm này qua năm khác như một thói quen không thể phá vỡ. Nhưng điều đáng nói là nơi “buôn bán” của bà không phải là chợ hay quán hàng nào mà ở “mom sông”. “Mom sông” là phần đất nhô ra phía lòng sông không ổn định, gợi sự chông chênh, nhỏ bé, nơi làm việc có thể gặp bất cứ nguy hiểm lúc nào. Câu thơ mở đầu cứ gợi trong lòng người đọc cảm giác heo hút, lạnh lẽo, cô đơn, vắng vẻ đến nao lòng. Thế nhưng quanh năm, người vợ ấy vẫn tảo tần, cần cù, chịu khó đến bền bỉ làm việc để lo cho gia đình nhỏ.

Câu thơ thứ hai như một lời bộc bạch, nêu lên một động lực to lớn và gánh nặng đè lên người phụ nữa ấy chính là gia đình “nuôi đủ năm con với một chồng”. Một mình bà Tú phải nuôi cả gia đình, bao nhiêu miệng ăn đều một mình người phụ nữ ấy gồng gánh. Bản thân người phụ nữ nuôi năm đứa con đã là một sự vất vậy mà người phụ nữ ấy còn phải nuôi thêm chồng, hoàn cảnh người vợ thật éo le và trái ngang.

Cách dùng số đêm độc đáo đặt “năm con” với “một chồng”, như nhà thơ đang nhận mình là đứa con đặc biệt, kết hợp với cách ngắt nhịp 4/3. Một thân một mình nuôi chồng, nuôi con nhưng bà vẫn có thể nuôi ‘đủ”. Câu thơ vang lên như một lời trách mình, nhưng cũng là lời biết ơn to lớn đối với công lao của người vợ. Qua hai câu đề cho thấy được bà Tú là người đảm đang, chu đáo, hết lòng vì chồng vì con.

Chuyển tiếp sang hai câu thực, ta càng thấm thía hơn nỗi khổ cùng sự bền bỉ, dẻo dai trước những khó khăn trong cuộc đời bà Tú

Lặn lội thân cò khi quãng vắng

Eo sèo mặt nước buổi đò đông

“Lặn lội thân cò khi quãng vắng” có ý từ câu ca dao “con cò lặn lội bờ sông” nhưng sáng tạo hơn bằng cách đảo ngữ, đặt tình từ “lặn lội”, “eo sèo” lên đầu câu như muốn nhấn mạnh những vất vả, khó khăn mà cuộc đời người phụ nữ phải trải qua. Hình ảnh “thân cò” thay vfi “con cò” cũng mang dụng ý nghệ thuật riêng của tác giả gợi nỗi vất vả, đơn chiếc.

Từ xa xưa, hình ảnh thân cò luôn là hiện thân của những người phụ nữ cần mẫn, chăm chỉ, giàu đức hi sinh. “Khi quãng vắng” chỉ thời gian, không gian heo hút, rợn ngợp, chứa đầy những nguy hiểm lo âu. Những vất vả, khó nhọc của bà Tú ngày càng được nhấn mạnh thông qua nghệ thuật ẩn dụ. Câu thơ “eo sèo mặt nước buổi đò đông” gợi cảnh chen lấn, xô đẩy, giành giật ẩn chứa sự bất trắc.



Xem thêm:

Dàn ý Thương Vợ

Sơ đồ tư duy Thương Vợ

#phantichbaithothuongvo #danythuongvo #sodotuduythuongvo

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

10 cách sử dụng điện thoại Windows (hiện đã ngừng hỗ trợ)

Đọc truyện tranh ngôn tình có thịt hay nhất

Top truyện tranh đam mỹ Omega hay đáng xem nhất