Phân tích Hồn Trương Ba da hàng thịt hay nhất

 Các bài phân tích Hồn Trương Ba da hàng thịt của Lưu Quang Vũ dưới đây chắc chắn sẽ là tài liệu cần thiết cho các em học sinh lớp 12 chuẩn bị cho các kì thi sắp tới. Hôm nay Top 10 Branding sẽ tổng hợp Top 15 bài phân tích bài Hồn Trương Ba da hàng thịt hay nhất. Hãy cùng cúng tôi tìm hiểu nhé!

Hồn Trương Ba da hàng thịt phân tích

Lưu Quang Vũ sinh ra trong một gia đình trí thức, cha là nhà viết kịch bởi vậy mà thiên hướng và năng khiếu nghệ thuật của ông đã sớm nở rộ. Ông được coi là một trong những nhà soạn kịch tài năng nhất của nền văn học nghệ thuật Việt Nam hiện đại. “Hồn Trương Ba, da hàng thịt” là một trong những thành tựu nổi bật của Lưu Quang Vũ được viết năm 1981, công chiếu lần đầu vào năm 1984. Kịch đã làm bật lên giá trị thiêng liêng về sự sống của con người: được sống làm người quý giá thật nhưng được sống đúng là mình, sống trọn vẹn những giá trị mình vốn có và theo đuổi còn quý giá hơn.

Trong kịch “Hồn Trương Ba, da hàng thịt”, Trương Ba là một ông lão đã gần sáu mươi tuổi, thích làm vườn và yêu cái đẹp, giỏi đánh cờ, sống chan hòa cởi mở với tất cả mọi người. Thế nhưng chỉ vì sự sai sót của Nam Tào đã gạch nhầm tên mà Trương Ba phải chết oan. Đế Thích đã giúp cho Trương Ba được tiếp tục sống nhờ vào thân xác của anh hàng thịt. Sự việc đó đã đẩy hồn Trương Ba vào bi kịch hồn phải trú ẩn vào thân xác của người khác, ngày càng trở nên tha hóa, nhiễm biết bao là thói hư tật xấu. Do phải sống phụ thuộc, Trương Ba dằn vặt, đau khổ vô cùng nên đã quyết định chống lại bằng cách tách hồn ra khỏi xác hàng thịt. Đoạn trích “Hồn Trương Ba, da hàng thịt” phần lớn nằm trong cảnh VII, là đoạn kết của vở kịch khi mà sau mấy tháng sống trong tình trạng “bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo” hồn Trương Ba ngày càng xa lánh người thân, hàng xóm, trở nên chán ghét bản thân và khao khát thoát ra khỏi nghịch cảnh trớ trêu này.

Xuất hiện trong kịch, Trương Ba vốn là người làm vườn hiền lành, lương thiện, chăm chỉ, yêu thương vợ con, sống có tâm hồn trong sạch. Nhưng do sự tắc trách của Nam Tào mà Trương Ba phải chết oan. Sự sửa sai của Nam Tào và Bắc Đẩu theo lời khuyên của Đế Thích nhằm trả lại công bằng cho Trương Ba lại đẩy Trương Ba vào nghịch cảnh đau khổ hơn: hồn phải trú nhờ vào xác anh hàng thịt mới mất gần nhà. Trong thân xác anh hàng thịt, Trương Ba không còn được là mình toàn vẹn.

Sống trong thân xác anh hàng thịt, Trương Ba bị nhiễm nhiều thói hư tật xấu. Từ chỗ là một người mẫu mực, hòa nhã trở thành một người thô lỗ, phàm phu. Linh hồn nhân hậu xưa kia của Trương Ba giờ đang phải trú ngụ tạm bợ, lệ thuộc vào xác thịt âm u đui mù chẳng những không thể sai khiến xác thịt mà trái lại còn bị cái xác ấy điều khiển, làm cho tha hóa nhân cách. Đáng sợ hơn, càng ngày, hồn Trương Ba càng bị những thói hư tật xấu, gàn dở của xác hàng thịt xâm lấn. Đó là thói thèm ăn ngon – những món ăn như tiết canh, cổ hũ, khấu đuôi,…Thế rồi “Khi ông đứng bên cạnh vợ tôi, tay chân run rẩy, hơi thở nóng rực, cổ nghẹn lại”. Chính Trương Ba cũng nhận ra sự thay đổi của chính mình dù không muốn thừa nhận “Không! Ta vẫn có một đời sống riêng, nguyên vẹn, trong sạch, thẳng thắn,…”. Ông cố bấu víu vào các trò chơi tâm hồn, đổ lỗi cho xác thịt “Đấy là mày đấy chứ, chân tay mày, hơi thở mày”. Nhưng rồi cuối cùng hồn Trương Ba cũng không thể phủ nhận được một sự thật đau đớn là ông đang dần đánh mất mình “Mày đã thắng thế rồi đấy, cái thân xác không phải của ta ạ, mày đã tìm được đủ mọi cách để lấn át ta”. Cuộc đối thoại giữa hồn Trương Ba và xác hàng thịt là cuộc đấu tranh giữa thể xác và linh hồn, giữa phần con và phần người. Thể xác và linh hồn luôn có quan hệ mật thiết với nhau, khi thể xác tiêu tan thì linh hồn cũng mất đi, khi linh hồn mất đi thì thể xác cũng trở về với cát bụi.

Trong cuộc trò chuyện với người thân trong gia đình là bi kịch bị người thân xa lánh, hắt hủi. Người vợ mà ông hết mực yêu mến giờ đây buồn bã, nhất quyết đòi bỏ đi. Cái gái nhất quyết không chịu nhận ông “Ông xấu lắm, ác lắm! Cút đi! Lão đồ tể, cút đi!”. Chị con dâu là người chín chắn, thấu hiểu cho nỗi khổ của ông nhưng nỗi đau buồn trước cái cảnh gia đình như sắp tan hoang khiến chị cũng phải buông lời xót thương, cay đắng “Thầy bảo con cái bên ngoài là không đáng kể, chỉ có cái bên trong nhưng thầy ơi, con sợ lắm, bởi con cảm thấy, đau đớn thấy,..mỗi ngày thầy một đổi khác, mất mát dần, tất cả cứ như lệch lạc, nhòa mờ dần đi, đến nỗi có lúc chính con cũng không nhận ra thầy nữa…”



Xem thêm:

#phantichhontruongbadahangthit #danyhontruongbadahangthit #sodotuduyhontruongbadahangthit

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

10 cách sử dụng điện thoại Windows (hiện đã ngừng hỗ trợ)

Phim Hồng Kông TVB hay nhất hiện nay

Phân tích bài thơ Tây Tiến