Phân tích Bài ca ngắn đi trên bãi cát chi tiết nhất

 Các bài mẫu phân tích Bài ca ngắn đi trên bãi cát của tác giả Cao Bá Quát dưới đây chắc chắn sẽ là tài liệu cần thiết cho các em học sinh lớp 11 chuẩn bị cho các kì thi sắp tới. Hôm nay Top 10 Branding sẽ tổng hợp Top 15 bài phân tích bài Bài ca ngắn đi trên bãi cát hay nhất. Hãy cùng cúng tôi tìm hiểu nhé!

Xem thêm:

Dàn ý Bài ca ngắn đi trên bãi cát

Sơ đồ tư duy Bài ca ngắn đi trên bãi cát

#phantichbaicanganditrenbaicat #danybaicanganditrenbaicat #sodotuduybaicanganditrenbaicat

Phân tích bài Bài ca ngắn đi trên bãi cát

Bài ca ngắn đi trên bãi cát được ra đời khi Cao Bá Quát vào thi hội trong kinh đô Huế. Nó lấy hình ảnh những bãi cát trắng chạy dọc các tỉnh miền Trung để nói về sự thất vọng về lí tưởng mà mình theo đuổi bấy lâu nay.

Cao Bá Quát tự là Chu Thần, hiệu là Cúc Đường, Mãn Hiên, người làng Phú Thị, huyện Gia Lâm, tỉnh Bắc Ninh (nay thuộc quận Long Biên, Hà Nội). Là người nổi tiếng học giỏi, có tài văn thơ và viết chữ Hán rất đẹp nên Cao Bá Quát được người đời tôn vinh là thánh (Thần Siêu, thánh Quát). Khí phách, bản lĩnh và hoài bão lớn lao của ông vượt khỏi khuôn khổ chật hẹp của chế độ phong kiến.

Cao Bá Quát sống ở giai đoạn nửa đầu thế kĩ XIX, khi nhà Nguyễn đã tiêu diệt Tây Sơn, thiết lập một chính quyền phong kiến chuyên chế hà khắc, sưu cao thuế nặng, không coi trọng tầng lớp trí thức Bắc Hà. Đây là thời kì có nhiều cuộc nổi dậy của nông dân, trong đó có cuộc khởi nghĩa ở Sơn Tây mà Cao Bá Quát đã tham gia.

Thơ văn của ông thể hiện thái độ phê phán mạnh mẽ chế độ phong kiến trì trệ, bảo thủ và phản ánh nhu cầu đổi mới của xã hội Việt Nam trước nguy cơ bị xâm lược bởi thế lực thực dân phương Tây. Có người cho rằng hình tượng nhân vật Huấn Cao trong truyện ngắn Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân chính là bóng dáng của Cao Bá Quát.

Bài ca ngắn đi trên bãi cát được sáng tác sau những lần Cao Bá Quát vào kinh đô Huế thi hội. Hình ảnh những bãi cát trắng chạy dọc các tỉnh miền Trung khiến tác giả liên tưởng và hình dung ra con đường danh lợi nhọc nhằn đáng ghét mà ông buộc phải theo đuổi, cũng như sự ngột ngạt, bế tắc của xã hội đương thời.

Một giả định khác là bài thơ ra đời khi Cao Bá Quát đã làm quan cho triều đình nhà Nguyễn, bắt đầu cảm thấy thất vọng về lí tưởng mà mình theo đuổi bấy lâu nay và âm thầm tìm kiếm một lí tưởng khác đúng đắn hơn.

Nội dung bài thơ phản ánh tình cảnh tù túng, không lối thoát của tầng lớp trí thức trong thời kì khủng hoảng của chế độ phong kiến. Đồng thời thể hiện niềm bi phẫn trước thực trạng xã hội, thái độ khinh bi phường danh lợi và khát khao của những kẻ sĩ chân chính muốn sống một cuộc sống thực sự có ý nghĩa.

Phiên âm chữ Hán của bài thơ như sau:

Trường sa phục trường sa,

Nhất bộ nhất hồi khước.

Nhật nhập hành vị dĩ,

Khách tử lệ giao lạc.

Quân bất học tiên gia mĩ thuỵ ông,

Đăng sơn thiệp thuỷ oán hà cùng!

Cổ lai danh lợi nhân,

Bôn tẩu lộ đố trung.

Phong tiổn tửu điếm hữu mĩ tửu,

Tĩnh giả thường thiểu tuý giả đổng.

Trường sa, trường sa nại cừ hà?

Thản lộ mang mang uý lộ đả.

Thính ngã nhất xướng cùng đổ ca,

Bắc sơn chi bắc sơn vạn điệp,

Nam sơn chi nam ba vạn cấp,

Quân hổ vi hồ sa thượng lập?

Dịch thơ tiếng Việt:

Bãi cát lại bãi cát dài,

Đi một bước như lùi một bước.

Mặt trời đã lặn, chưa dừng được,

Lữ khách trên đường nước mắt rơi.

Không học được tiên ông phép ngủ,

Trèo non, lội suối, giận khôn vơi!

Xưa nay, phường danh lợi,

Tất tả trên đường đời.

Đầu gió hơi men thơm quán rượu,

Người say vô số, tỉnh bao người?

Bãi cát dài, bãi cát dài ơi!

Tính sao đây? Đường bằng mờ mịt,

Đường ghê sợ còn nhiểu, đâu ít?

Hãy nghe ta hát khúc “đường cùng”,

Phía bắc núi Bắc, núi muôn trùng,

Phía nam núi Nam, sóng dào dạt

Anh đứng làm chi trên bãi cát?

Chủ đề bài thơ được tác giả thể hiện qua ba hình ảnh: bãi cát dài, con đường đi trên bãi cát và người đi trên bãi cát.



Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

10 cách sử dụng điện thoại Windows (hiện đã ngừng hỗ trợ)

Phim Hồng Kông TVB hay nhất hiện nay

Phân tích bài thơ Tây Tiến